Chơi cờ tướng là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Châu Á đặc biệt là người Việt. Mỗi ván cờ, mỗi nước đi đều thể hiện sự mạnh mẽ trong con người, lối tư duy dị biệt còn hơn nữa là một trí tuệ siêu đẳng. Để tạo ra một không gian giao lưu cho các cờ thủ cũng như là nơi giải trí sau mỗi lúc căng thẳng.
Lưu ý: bài viết chỉ dành cho người chưa biết chơi hoặc mới (nhập môn) cờ tướng, nếu đã là "cờ thủ" hoặc "danh thủ" xin tham khảo các bài viết kinh nghiệm chơi cờ tướng
Giới thiệu
Cờ tướng bắt nguồn từ đâu?
Cờ tướng là gì? xuất hiện từ đâu? là vấn đề vẫn còn nhiều tranh cãi. Hiện nay khảo cứu về ai là người phát minh? Dân tộc nào là ông tổ của môn này? Trung quốc hay Ấn độ? Hiện tại có 2 giả thuyết về nguồn gốc về trò chơi này:- Một là do cờ Lục bác phát triển mà thành. Cờ Lục bác du nhập vào Ấn độ, phát triển thành Saturanga. Saturanga sao đó lại du nhập ngược vào Trung quốc, kết hợp với môn này đang có để trở thành cờ tướng ngày nay.
- Hai là do Saturanga, một phát minh của người Ấn độ, du nhập vào Trung quốc phát triển mà thành, không liên quan gì đến cờ Lục bác.
Cờ tướng Việt Nam
Trò chơi này ở Việt Nam và Trung Hoa đã hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ 7- 8 (trong thời kỳ Bắc thuộc bởi phong kiến phương Bắc xâm chiếm Việt Nam) song vẫn có những sự khác biệt giữa cờ Tướng ở Việt Nam và Tượng kỳ ở Trung Hoa. Đặc biệt là ở thời kỳ độc lập tự chủ hoàn toàn của Việt Nam, kể từ khi Ngô Quyền xưng vương vào năm 939.Khác với cách gọi "Tượng Kỳ" - (Xiang qi) ở Trung Quốc. Từ cổ xưa cho đến tận bây giờ người Việt Nam vẫn dùng thuật ngữ "Cờ Tướng" để chỉ môn cờ mà ở đó có 32 quân (mỗi bên gồm 16 quân viết bằng chữ Hán với 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã và 5 Tốt).
Ván cờ được bày trên một bàn cờ với 10 đường kẻ ngang và 9 đường kẻ dọc, có "cửu cung" ở giữa và có dòng sông (được gọi là hà) ngăn đôi ở giữa bàn cờ.
Người Việt Nam gọi tên môn cờ này theo tên gọi của quân Tướng là quân quan trọng nhất trên bàn cờ, đó là "Cờ Tướng" (General Chess).
Luật chơi
Bàn cờ Tướng
Bàn cờ: là một hình chữ nhật do 9 đường dọc và 10 đường ngang cắt nhau vuông góc tại 90 điểm hợp thành.Sông hay Hà: Một khoảng trống gọi là sông chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau.
Cung Tướng hay còn gọi là cửu cung: Mỗi bên có một cung Tướng hình vuông do 4 ô hợp thành tại các đường dọc 4, 5, 6 kể từ đường ngang cuối của mỗi bên, trong 4 ô này có vẽ hai đường chéo hình chữ X.
Cách nhận biết quân cờ và cách đi
Mỗi ván cờ lúc bắt đầu phải có đủ 32 quân, chia đều cho mỗi bên gồm 16 quân Đỏ và 16 quân Đen, gồm 7 loại quân ( Tướng, Sĩ, Tượng, Mã, Pháo, Xe và Chốt). Tuy tên quân cờ của mỗi bên có thể viết khác nhau (ký hiệu theo chữ Hán) nhưng giá trị và cách đi quân của chúng lại giống nhau hoàn toàn(Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Sức mạnh của từng quân cờ để so sánh được giá trị thực sự của chúng).
Bảy loại quân có ký hiệu và số lượng cho mỗi bên như sau:
Tướng
Nước đi của tướng |
Sĩ
Nước đi quân Sĩ |
Tượng
Quân tượng |
Nước đi quân Tượng |
Tượng đi chéo 2 ô (ngang 2 và dọc 2). Tượng chỉ được phép ở một bên của bàn cờ, không được di chuyển sang sông qua phần đất của đối phương. Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.
Xe
Quân xe |
Pháo
Pháo đi giống như xe, có thể di chuyển ngang hoặc dọc tới những điểm không bị chặn. Điểm khác biệt cần chú ý với Pháo là khi ăn quân cờ của đối phương phải vượt qua một quân cờ khác.
Mã
Quân mã |
Nước đi con mã trong cờ tướng |
Tốt
Quân tốt |
Xem thêm video học cờ tướng
Video trên là một số nước đi cơ bản để người chơi có thể hiểu và thực hiện các nước đi với cờ tướng. Vẫn còn nhiều điều thú vị ở phía dưới về game cờ tướng này. Tiếp tục theo dõi ở bên dưới nhé!
Nâng cao
Cách ghi kỳ phổ cờ tướng
Trong các thế cờ tướng hay, người ta thường ghi lại những bước di chuyển của mình để sau trận có thể xem lại hoặc lưu giữ lại những ván cờ hay thì thường làm như sau:- Dùng dấu chấm (.) thể hiện cho nước tiến.
- Dấu gạch ngang (-) thể hiện cho nước đi ngang hay bình.
- Dấu gạch chéo (/) thể hiện cho nước rút lui hay thoái.
P8-5 M2.3
Các nước khác cứ như vậy mà ghi liền vào đằng sau. Nếu gặp trường hợp hai pháo hoặc hai xe đứng thẳng hàng bạn có thể ghi là Pt (pháo trước) Ps (pháo sau). Nếu có 3 quân tốt đứng cùng 1 cột bạn có thể ghi Bt (binh trước), Bg (binh giữa) và Bs (binh sau).
3 giai đoạn cơ bản của một trận cờ
Theo như mọi người thường chia ván cờ ra làm 3 giai đoạn: Khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc để cho dễ đánh và sắp đặt chiến thuật. Chia như vậy có thể làm cho mọi người dễ nhận diện bố cục trận đấu.Khai cuộc
Người ta cho rằng khoảng 12-15 nước đi đầu tiên gọi là khai cuộc cờ tướng. Có nhiều người cho rằng đây là yếu tố quyết định nhiều nhất đến tỷ lệ thắng - thua của một ván cờ. Nếu ván cờ thắng được thì khai cuộc góp 40% trong khi trung cuộc và tàn cuộc chỉ có 30%.Mỗi người chơi thường có cách khai cuộc khác nhau tuy nhiên mình chia làm 2 nhóm cho dễ phân biệt.
Nhóm 1: Khai cuộc có pháo đầu
Có một vài thế cờ khai cuộc chính như:
- Thuận Pháo: hai quân đều dùng pháo một bên để vào.
- Nghịch Pháo (Liệt Pháo): Hai quân một bên vào pháo trái bên kia vào chiều ngược lại.
- Bán đồ Liệt Pháo: Một pháo tiến qua phần đất đối phương nhằm bắn vào tốt trung tâm.
- Pháo đầu đối Bình phong Mã: Một bên vào pháo đầu bên còn lại lên 5 mã giữ chốt trung tâm.
- Pháo đầu đối Phản cung Mã
- Pháo đầu đối Đơn đề Mã
- Pháo đầu đối Phi Tượng
- Pháo đầu đối Uyên ương Pháo
- Pháo đầu đối Quy bối Pháo
- Quá cung Pháo
- .........
- Tiên nhân chỉ lộ: tốt 3 hoặc tốt 5 tiến 1
- Bình phong mã: Mã tiến trước vào pháo sau
- Phi Tượng cuộc: Tượng lên giữ phần trung tiếp theo là mã quỳ giữ chốt đầu
- Sĩ Giác Pháo:
- Liễn Pháo
- Thiết hoạt xa
Trung cuộc
Trước tiên để đánh trung cuộc hay bạn cần nắm được các nguyên tắc đánh trung cuộc để không phạm phải các sai lầm ngớ ngẩn dẫn đến thua trận đáng tiếc.Với khai cuộc có thể quy về một số dạng chính nên mới có những thế cờ như trên. Đối với trung cuộc thế cờ biến hóa theo kiểu " trăm hoa đua nở" và người chơi vừa tấn vừa thủ theo kiểu "nước đến be bờ".
Tuy nhiên có thể tổng hợp một số chiến thuật cờ tướng trung cuộc thường dùng trong giai đoạn trung cuộc như sau:
- Bắt đôi: cùng một lúc đuổi bắt hai quân.
- Nội kích: đánh từ phía trong.
- Kích thẳng vào Tướng: tấn công trực diện thẳng mặt tướng.
- Chiếu tướng bắt quân: cách chơi cờ tướng kiểu nước đôi vừa chiếu vừa đuổi bắt quân.
- Điệu hổ ly sơn: làm cho một quân dời khỏi vị trí và dùng quân khác tấn công theo hướng khác.
- Dẫn dụ: thủ thuật này dùng mồi nhử thu hút quân đối phương đến vị trí đặt bẫy dễ bị công kích hoặc bị vây hãm, sau đó kết hợp với chiến thuật chặn đường rút của đối phương.
- Tạo ách tắc: dùng mẹo thí quân để gây ách tắc, không cho quân đối phương có đường hoạt động thường kẹt mã hoặc xe.
- Ngăn trở, chia cắt: chiến thuật này thường dùng cách thí quân để làm sự liên lạc giữa các quân bị cắt đứt.
- Khống chế: chiến thuật này ngằm ngăn trở tầm hoạt động và sự cơ động của đối phương.
- Dịch chuyển: cách đi này chú ý đến sự linh hoạt của các quân.
- Bao vây: cách đánh này nhằm bao vây quân đối phương không cho hoạt động.
- Trợ sức: các quân liên kết, trợ sức cho nhau để cùng chiếu.
- Vu hồi: đánh vòng cung móc từ phía sau lại.
- Qua lại: chiến thuật này dùng để thủ thế hay công sát.
- Quấy nhiễu: sử dụng quân lao vào đội hình đối phương nhằm làm loạn thế cờ.
- Nước lơ lửng: đi một “nước vô thưởng vô phạt” nhằm thăm dò hoặc để nhường nước cho đối phương, khiến đối phương phải đi một nước “tự sát”.
- Giam quân: khi một bên đang trong tình thế nguy hiểm, tuy nhiên sử dụng một nước khéo léo giam quân mạnh của đối phương (có thể dùng cách thí quân), sau đó dùng các quân còn lại để gỡ bí.
- Vừa đỡ vừa chiếu lại.
- Vừa đỡ vừa trả đòn.
Tàn cuộc
Về tàn cuộc, chỉ một nước di chuyển sai dẫn đến tất cả cố gắng của trận đấu bị hủy bỏ bởi vậy bạn cần nắm được nguyên tắc đánh tàn cuộc cờ tướng để không phạm phải sai lầm khi về cuối trận đấu.Khi hai bên quân tấn công còn rất ít, theo mình biết thì khoảng 2 quân có sức tấn công mạnh như : Mã - Pháo hay Pháo - Xe, Mã -Xe không tính đến Tốt, Sĩ và Tượng. Vì các quân còn lại rất ít nên mình có thể liệt kê thành một số thế cờ tàn cuộc ( cờ thế - cờ tàn ) như sau:
- Đơn Tốt bắt Tướng
- Đơn Mã thắng Tướng
- Xe chống Sĩ Tượng toàn
- Xe Tốt chống Sĩ Tượng toàn
- Mã Tốt chống Sĩ Tượng toàn
- Đơn Mã chống Tướng
- Đơn Xe thắng đơn Tướng
- Tốt chống Tướng
- Tam tử quy biên
- Đơn Xe thắng song Tượng
- Xe và Tốt lụt thắng đơn Xe
- ..........
Một số biến thể của cờ tướng
Cờ thế giang hồ
Đây là thế cờ được người ta sắp xếp có chủ đích, các quân cờ đang ở giai đoạn trung cuộc hoặc tàn cuộc. Khó ở chỗ yêu cầu người chơi phải thắng được trong vòng bao nhiêu nước hoặc đánh hòa cờ.Cờ thế hay gặp trong những ván cờ giang hồ hay cờ vỉa hè, giải cờ thế ăn tiền hoặc cờ thế bịp. Cờ thế thường gặp trong các lễ hội đình, chùa hoặc các ngày lễ tết.
Mình biết rằng rất nhiều bạn yêu thích loại cờ tướng này, những thế cờ hay và cách giải những thế cờ giang hồ khó bạn hãy xem bài viết: cờ thế giang hồ và cách giải
Cờ bỏi (cờ trống bỏi)
Những quân cờ được ghi trên những tấm biển bên dưới là một cây cọc để cắm, bàn cờ rộng chừng khoảng 10m, người chơi muốn di chuyển quân phải lấy tay cầm vào cọc, quân cờ sau đó mang di chuyển và cắm tại một địa điểm khác. Cách chơi giống hệt cờ tướng trên bàn nhỏ chẳng qua bàn cờ và quân cờ lớn hơn.Hình ảnh: Một ván cờ bỏi trong ngày lễ tết dân gian Việt Nam |
Cờ người
Đây là trò chơi phổ biến ở miền bắc đặc biệt vùng đông bắc bộ nước ta thường được tổ chức trong các hội đình, làng hoặc trò chơi dân gian. Trò này thường thu hút được lượng lớn người chơi tham gia và theo dõi cổ vũ.Soái hay tướng là những người điều hành trận cờ, trên tay cầm một cây cờ nhỏ gọi là soái kỳ điều binh để điều khiển những quân cờ. Người đóng làm quân cờ là những nam thanh nữ tú trong làng, mỗi người sẽ cầm chiếc trượng phía trên có hình quân cờ.
Hình ảnh: Ván cờ người cực kỳ sinh động và đặc sắc |
Cứ mỗi khi chiếu tướng tiếng chiêng sẽ vang lên báo hiệu tướng đang bị chiếu, tiếng trống và tiếng hò reo cổ vũ sẽ lớn hơn. Thỉnh thoảng người ta lại hò reo lớn vào loa trong sân nhằm cổ động người chơi.
Trong thơ Của Hồ Xuân Hương cũng nói đến trò chơi này:
- Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
- Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
- Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
- Cấm ngoại thủy không ai được biết.
- .....
- Khi vui nước nước non non,
- Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.
- - Trích thơ Hồ Xuân Hương-
Cờ tưởng - Blindfold chess
Cờ tưởng hay còn gọi là cờ mù, tức người chơi hai bên không được nhìn bàn cờ và quân cờ mà chỉ dùng trí óc để tưởng tượng ra bàn cờ, quân cờ và nước đi. Để đánh được loại này buộc người chơi cần có đầu óc linh hoạt, trí nhớ và trí tưởng tượng tốt.Với loại cờ này khán giả sẽ làm trọng tài, mỗi khi người chơi đọc nước đi sẽ được phát lên loa, người ngồi ngoài sẽ có một bàn cờ lớn để xem. Trong khi đó người đánh cờ ngồi trong phòng cách biệt và chỉ được nghe nước đi của đối thủ và cố gắng nhớ vị trí các quân cờ.
Người đang giữ kỷ lục thế giới về môn này là đại sư người trung quốc Tưởng Xuyên Đại Sư
Cờ khai cuộc một thế trận
Trong các ván cờ bắt buộc chỉ được khai cuộc bằng một thế cờ, tiếp theo là biến đổi ra sao tùy và người chơi, cách đánh, chiến thuật và mẹo đánh riêng.Cờ chấp
Cờ này thường sử dụng khi giao lưu giữa cờ thủ mạnh và cờ thủ yếu. Người chấp cờ có thể chấp xe, pháo, mã tùy vào trình độ chênh lệch. Người chơi cần có kỹ thuật đánh thượng thừa để bật lại kèo chấp này, nếu bị đổi quân alf rất khó thắng.Ngoài chấp quân ra còn chấp đi trước, người chơi được chấp có thể đi trước 1, 2 thậm chí là 3 nước. Tuy nhiên quân đi không được ăn quân của đối phương cho đến khi đối phương di chuyển quân.
Thường thấy chấp 1 mã hoặc 2 tiên đây là 2 kiểu chấp thường gặp nhất.
Cờ úp
Đây là một biến thể rất đặc biệt của trò chơi này, khi chơi tất cả các quân đều úp xuống xáo trộn với nhau trừ quân tướng.Vậy cách đánh cờ này ra sao? luật chơi như thế nào bạn tham khảo bài viết: luật chơi cờ úp của Kỳ Vương về môn cờ úp online nhé!
Cờ tam quốc
Đây là trò chơi rất ít gặp bởi cách đánh và và chiến thuật khá phức tạp, bàn cờ là hình lục giác. Bên nào bị mất tướng trước, quân bên đó sẽ bị sát nhập vào quân của người bắt tướng và được điều khiển tùy ý.
Hình ảnh: Ván cờ tam quốc khi ở thế cân bằng
|
Thành ngữ trong cờ tướng
- Cờ bí dí Tốt.
- Nhất chiếu, nhất cách (đi một nước khác sau mỗi lần chiếu, cầu hòa).
- Mã nhập cung Tướng khốn cùng: nói đến quân mã hạn chế nhảy vào điểm chính giữa cung tướng.
- Xe mười Pháo bảy Mã ba.
- Nhất Xe sát vạn.
- Cờ tàn, Pháo hoàn: khi cờ về cuối trận thường kéo pháo về phía cung tướng để lấy quân đệm
- Khuyết Sĩ kỵ song Xe Mã.
- Khuyết Tượng kỵ Pháo.
- Nhất Sĩ chòi góc, cóc sợ Mã công.
- Mã nhật, Tượng điền, Xe liền, Pháo cách.
- Được thế bỏ Xe cũng tốt, mất tiên khí tử toi công: Nói đến bỏ quân xe lấy thế công mà thắng còn hơn mất quyền đi trước mà bị chiếu cục
- Nhất tốt độ hà, bán xa chi lực (một Tốt sang sông có sức mạnh bằng nửa Xe).
- Mất Xe không bằng què Tượng.
- Quan kỳ bất ngữ.
- Hạ thủ bất hoàn.
- Khuyết Sĩ kỵ Tốt đâm thọc: nói đến sĩ tượng khuyết thủ không bền bằng quân tốt cũng công được
- Pháo đầu Xuất tướng Xe đâm thọc.
- Pháo đầu, Mã đội, Tốt lên hà (Pháo đầu, Mã đội, Tốt lội qua sông): Đây là một thế cờ khai cuộc căn bản
- Pháo giáp Mã.
Một số bài thơ và câu đối về cờ tướng
Một số bài thơ
Bài thơ: Cờ thế vỉa hèQuá nửa số quân bỏ cuộc
Cờ tàn xếp thế trêu ngươi
Lỡ tay đi lạc một nước
Đành ngậm ngùi rời cuộc chơi.
Chụm đầu kẻ ngồi, người đứng
Quân tướng vào thế lâm nguy
Biết ai xui sai, chỉ đúng
Người ngay lại thấy khả nghi.
Phải tùy tài năng, lượng sức
Trước bao cạm bẫy mưu bày
Tướng sĩ cuối mùa bí hiểm
Ai người tìm được nước hay.
Phơi bày thanh thiên bạch nhật
Xóa đi xếp lại cầu may
Vỉa hè biến thành trận mạc
Biết ai cười lúc cuối ngày?
- Tác giả: Nguyễn Đỉnh Xuân -
Trích bài thơ: Học đánh cờ
...Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tấn công
Lạc nước hai Xe đành bỏ phí
Gặp thời một Tốt cũng thành công
Vốn trước hai bên ngang thế lực
Mà sau thắng lợi một bên giành
Tấn công phòng thủ không sơ hở
Đại tướng anh hùng mới xứng danh
Tác giả: Hồ Chí Minh
Bài thơ: Giữ thành
Cờ tàn mặt tướng khá mong manh
Thu quân phòng thủ giữ cho lành
Tấn công tới tấp đà thế thắng
Phòng thủ vội vàng giữ thanh danh
Địch công pháo điệp hăm hở chiếu
Ta bền sĩ tượng nào dám banh
Cờ tàn vẫn vậy anh luôn chiếu
Mặc kệ...tướng em..cố giữ thành
Câu đối về cờ tướng
Trải Hạ Thu Đông gặp tiết Xuân về càng phấn chấnSo Cầm Thi Họa thêm bàn Cờ nữa mới thanh cao.
Hay câu:
- Tiểu liệt, Đại liệt giao tranh kịch liệt
- Bình xa, Hoành xa chiến lược cao xa.
Cao thủ cờ Tướng
Việt Nam
1. "Âu dương công tử" Lại Lý Huynh thắng: 184, hòa: 124, bại: 64 số ván: 372
2. "Túy kỳ tiên" Trềnh A Sáng thắng: 132, hòa: 103, bại: 79, số ván: 314
3. "Quang Minh tả sứ" Nguyễn Hoàng Lâm thắng: 137, hòa: 80, bại: 72, số ván: 289
4. "Bạch Mi Ưng Vương" Trương Á Minh thắng: 108, hòa: 93, bại: 68, số ván: 269
5. "Tây độc" Nguyễn Thành Bảo thắng: 116, hòa: 75, bại: 51, số ván: 242
6. "Đông Hải thạch nhân" Tôn Thất Nhật Tân: thắng: 91, hòa: 98, bại: 62, số ván: 251
7. Uông Dương Bắc thắng: 99, hòa: 70, bại: 65, số ván: 234
8. "Võ giáo đầu" Võ Minh Nhất thắng: 96, hòa: 75, bại: 76, số ván: 247
9. "Đông phương bất bại" Trần Văn Ninh thắng: 96, hòa: 70, bại: 76, số ván: 242
10. "Kim luân pháp vương" Nguyễn Trần Đỗ Ninh thắng: 87, hòa: 78, bại: 54số ván: 219
Trích: Kỳ đạo
Thế giới
Hồ Vinh HoaHứa Ngân Xuyên
Triệu Hâm Hâm
Lữ Khâm
Lý Lai Quần
Từ Thiên Hồng
Triệu Quốc Vinh
.........
Ngoài ra top 3 kỳ thủ giật giải vô địch trung quốc mở rộng
1. Wang Yang - Vương Dương (china)
2. Zhao Xin Xin - Triệu Tâm Tâm (china)
3. Ly Da Huynh - Lý Lại Huynh (Viet Nam)
Kỳ Vương
Top 10 cao thủ đang dẫn đầu tại Kỳ Vương1. CaoThienSinh; Elo: 6.099
2. nguyenvanvinh2020; Elo: 6.066
3. TAM_QUOC; Elo: 6.066
4. TSML; Elo: 5.606
5. DanhThanh82; Elo: 5.555
6. Dai_Bi; Elo: 5.515
7. Cao_Nghia_Duong1; Elo: 5.255
8. langtu_NA; Elo: 5.121
9. Long_Mon; Elo: 5.056
10. Kim_Cang; Elo: 4.798
Đăng nhận xét