0
Chơi cờ, đặc biệt là cờ tướng, một trò chơi từ ngàn xưa của người Việt nói riêng và các nước châu Á nói chung. Thú chơi ấy muôn màu muôn vẻ từ tao nhã, lịch lãm cho đến giang hồ tứ chiếng. Trong làng cờ Việt Nam đang tồn tại một giai thoại  về làng cờ “giang hồ” với nhiều kỳ thú, trong bài viết này, tôi xin kể lại một vài trong hàng ngàn giai thoại ấy. Cao thủ cờ tướng Lê Thiên Vị – Võ Lâm nhất sát, người mà ít ai biết đến.

Võ lâm nhất sát – Lê Thiên Vị 

Nghe giang hồ đồn đại khi xưa chốn Sài Thành tồn tại ” Võ Lâm Tam Sát” và đứng đầu trong đó chính là Lê Thiên Vị. Trái ngược với những gì nghe được từ giang hồ. Lê Thiên Vị lại là một bậc đức cao trọng vọng. Có thể nói, đến giờ, ông là một trong số ít các kỳ vương sống được bằng nghề chính đáng, tuy không giàu sang nhưng viên mãn, có phúc phần.

Lê Thiên Vị là ai?

Võ lâm nhất sát – Lê Thiên Vị, Phó chủ tịch Liên đoàn cờ TP.HCM, hiện là một trong những HLV cờ giỏi nhất TPHCM 
Lê Thiên Vị tuổi Quý Mùi, sinh năm 1943 ở Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Hồi nhỏ, xem bố đánh cờ với khách, cậu bé Vị đứng sau chăm chú, cố nhớ lại rồi tự bày ra, chơi với nhóm bạn trong làng mình. Lê Thiên Vị nổi lên bằng tư chất tốt khả năng tính toán và có trí nhớ siêu đẳng.

Sự nghiệp

HLV Lê Thiên Vị từng là cao thủ Cờ Tướng đệ nhất trong Võ Lâm Tam Ác! Với ngoại hiệu Võ Lâm Nhất Sát. Thầy cũng đã từng là HLV đội tuyển Cờ Tướng Việt Nam nhiều năm liền và đạt nhiều thành tích quốc tế đáng ghi nhận. Đồng thời, Thầy Lê Thiên Vị cũng là Uỷ Viên BCH Liên Đoàn Cờ Châu Á.
Thầy Lê Thiên Vị có công đóng góp rất lớn cho sự phát triển của Cờ Tướng Việt Nam và trên toàn thế giới. Việc thầy được ghi danh như là một sự tưởng thưởng xứng đáng với công lao của mình. Thầy cũng là tác giả của nhiều bộ sách quý về Cờ Tướng, Cờ thế… tham gia thường xuyên các hoạt động Cờ Tướng trên khắp mọi miền tổ quốc…

Lê thiên vị - Ngoài tuổi thất tuần vẫn đam mê với cờ tướng
Năm nay, Thầy Lê Thiên Vị đã ngoài 70 tuổi nhưng sức khỏe vẫn tốt, tinh thần minh mẫn và vẫn có nhiều đóng góp trong các hoạt động Cờ Tướng nước nhà. Là người thầy đáng kính cho các thế hệ sau này noi theo: Không xen vào chuyện thị phí, sống thanh nhàn, viên mãn, chuẩn mực, được nể trọng. Thật khó kiếm đâu một nhân vật trong Cờ Tướng Việt như thầy!
Ghi nhận sự đóng góp to lớn của Thầy Lê Thiên Vị – ngoại hiệu Võ Lâm Nhất Sát. Qua 16 năm làm việc và cống hiến cho sự phát triển bộ môn Cờ Tướng tại Châu Á nói riêng và trên toàn Thế giới nói chung. Vừa qua, Liên Đoàn Cờ Tướng Châu Á đã gửi tặng HLV Lê Thiên Vị bảng vàng ghi danh. Ông là một trong 7 kỳ thủ cờ tướng Việt Nam (tính đến năm 2010) được phong tặng danh hiệu Đặc cấp quốc tế đại sư (danh hiệu tương đương với Đại kiện tướng quốc tế ở môn cờ vua)

Học trò

Ông có rất nhiều học trò nhưng người mà ông tâm đắc và thành công nhất hiện nay là Trịnh A Sáng (hay Trềnh A Sáng). Trịnh A Sáng được huấn luyện viên Lê Thiên Vị đặt biệt danh Túy Kỳ Tiên trong bài viết “Túy kỳ tiên danh chấn Đông Nam Á” đăng trên báo Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh nhân dịp ông đoạt huy chương vàng Đông Nam Á 1996. Thật ra, học trò của ông không biết uống rượu mà chỉ thỉnh thoảng uống bia với bạn bè. Thấy vậy, ông Vị mới đặt biệt hiệu trên cho vui.

Giai thoại Võ Lâm Nhất Sát

Vang danh chốn giang hồ cờ độ; nhiều lần bước lên đỉnh vinh quang ở các giải thi đấu lớn; nhưng có phải cuộc đời của các kỳ vương sẽ “hoành tráng” như các danh hiệu họ đã đoạt được? Hay là nghiệp cờ vốn bạc? Đoạn dưới sẽ nói về quá khứ lẫy lừng và hiện tại của một số kỳ vương còn sống ở Sài Gòn, qua đó hầu giúp người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về thế giới “cờ thế giang hồ độ”.
Xem video phỏng vấn ông:

Người đặt tên cho giang hồ

Đọc sách cờ tướng bán ở nhà sách, siêu thị hay lên mạng internet tham khảo, sẽ luôn thấy “phấn khích” bởi những thế cờ rặt mùi binh pháp như “Bác Vọng thiêu đồn”, “phục binh yếu lộ”… Còn ở làng cờ tướng Sài Gòn, biệt danh của các kỳ thủ thường rất… kiếm hiệp, nào là “Phong trần quái khách”, “Kim mao sư vương”, “Bạch mi ưng vương”… Và người đứng ra đặt cho họ các tên hiệu này không ai khác lại là “nhất sát” Lê Thiên Vị. Có thể nói, đây là một trong những cái “công” lớn nhất của ông đối với Hội cờ TP.HCM.
Nghe qua những “thương hiệu” đó, người đời  thường cảm thấy tò mò, thu hút bởi tài năng, tính cách của các kỳ thủ; làm sống động một cách rất “đời”  môn thể thao tưởng chừng khô khốc. Ông Vị kể: “Xưa tôi hay đọc tiểu thuyết Kim Dung, cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi truyện kiếm hiệp, những biệt danh này xuất phát từ đó”.
Tỷ như kỳ thủ Dương Thanh Danh, có dáng người ốm, lòng khòng, ông Vị đặt hiệu cho là Khô Mộc thiền sư. Anh Trương A Minh, kỳ thủ có cặp lông mày bạc trắng được đặt hiệu Bạch mi ưng vương. Ông Vị nói: “Đặt tên, gọi hoài, đến giờ chết tên luôn”. Riêng giới nữ, ông Vị còn đặt tên cho 2 người: Diệt Tuyệt sư thái Lê Thị Hương và Kim Hoa bà bà Nguyễn Hoàng Ngọc Thảo.

Bản lĩnh “nhất sát”

Để đánh được cờ giỏi, trước hết phải có trí nhớ tốt. Lê Thiên Vị nổi lên bằng tư chất này. 
Năm 1965, ông có được một cuốn sách cờ được coi là “quý hiếm” vào giai đoạn đó, cuốn Toàn đồ bách cuộc phổ của Trung Quốc. Thoăn thoắt bày các quân cờ lên bàn, ông Vị nhớ lại: “Đây là ván cờ thế “khưu dẫn hàng long” trong sách, một trong những thế cờ thuộc hàng giang hồ danh cuộc”. Hồi đó, để phá thế này, ông Vị đã phải mày mò, nghiên cứu cả tháng trời. 43 năm sau, Lê Thiên Vị vẫn nhớ về nó như một thế cờ tâm đắc nhất.
Ông Vị kể đời đánh cờ của mình, có những ván xem qua người khác đánh nhưng không thể quên được. Hay có những ván ông đánh thắng, hoặc thua cũng không thể quên được. Năm 1978, tại giải cờ mừng xuân diễn ra ở Nhà văn hóa Lao động TP.HCM, ông Vị đã đấu thắng kỳ thủ Huỳnh Văn Hồng.
Bày bàn cờ ra bàn, ông kể: “Tôi quân đen, đi sau. Ông Hồng đi nước tiên, vô pháo đầu”. Ở ván này, ông Vị “nhớ suốt đời” nước đánh pháo vọt sĩ, chọc thẳng vô cung của tướng đỏ. Chính vì nước cờ xuất thần này mà ông Vị đoạt thế thượng phong dù phải đi sau. Đến nước thứ 26, dù chưa bị chiếu bí nhưng đối phương phải buông cờ xin thua.

Sương gió giang hồ

Chuyên đặt tên hiệu cho kỳ thủ nhưng bản thân Lê Thiên Vị cũng không thoát khỏi việc bị giới giang hồ “phong danh”. Từ khoảng năm 1981 – 1988, ông được liệt vô “Võ lâm tam sát” gồm Lê Thiên Vị – Lê Nhị Trí – Trần Quới. Nhớ lại, ông Vị có vẻ thích thú: “Tụi tôi tàn sát võ lâm nhiều, thắng trận rất nhiều, đi đâu thắng đó, Họ mới đặt vui như vậy”. Qua năm 1988, thiên tài bạc mệnh Trần Quới mất tích trong một chuyến vượt biên, coi như “Võ lâm tam sát” mất số.

Niềm đam mê cờ độ của họ cũng tan biến dần. “Những ngày đó, lên công đài hay ra đánh độ, chúng tôi thấy trống vắng ghê lắm, thấy thiếu mất một người hiểu mình” – ông Trí tâm sự. Rồi từ đó, Nhị Ác gác kiếm, vĩnh biệt cờ độ giang hồ luôn”.
Năm mới 14 – 15 tuổi, vua cờ Triệu Khôn từ Trung Quốc qua Việt Nam, thấy cậu bé Hải có thiên tư bèn bày thế “đình xa vấn lộ” để thử. Hải đã phá thế bằng những nước cờ tuyệt hay, hiếm gặp ở độ tuổi. Triệu Khôn mới nhận Hải làm đệ tử. Năm 1943, tức là lúc ông Vị mới chào đời, Hứa Văn Hải đã vô địch giải “tứ hùng” dù phải chơi với ba bậc kỳ tài là Nguyễn Văn NgoanHà Quang BốNguyễn Thành Hội. Cùng năm đó, Hải đoạt luôn giải “Vô địch Nam kỳ”.
Rồi kỳ vương lại chết vì cờ! Nghe mà sầu thảm. Bởi Hứa Văn Hải sức cờ mạnh, suy đoán cao thâm nên đi đâu đánh độ cũng phải chấp rất nhiều, luôn phải lao tâm khổ tứ suy nghĩ. Trong khi đó, kỳ vương mắc phải bệnh lao, ăn uống thất thường mỗi khi đánh độ, chế độ dinh dưỡng kém, sức khỏe ngày càng yếu dần. Năm 1944, biết mình không qua khỏi, kỳ vương phải lui về quê nhà ở Đồng Tháp và an nghỉ giấc ngàn thu ở đây khi mới 26 tuổi.
Cái chết của thiên tài Trần Quới còn mang lại cho ông Vị nỗi buồn nhiều hơn. Hồi “tam sát” còn, ông Vị và Quới đã đi khắp nơi khiêu chiến, đánh độ, đánh đâu thắng đó. “Có thể nói, Quới là người thắng nhiều nhất trong làng cờ. Nhưng cũng chính Quới là người nợ nần nhiều nhất”, ông Vị kể. Chỉ có điều, “nó tính toán cờ hay nhưng tính cho đời mình thì dở”. Cuối cùng, Trần Quới đã phải ra đi trong cảnh nợ nần, để lại biết bao điều tiếng…
Nghe ông Vị đúc rút về lớp kỳ thủ sau này đã trót vận vô “nghiệp cờ” càng thấy buồn và tiếc: “Đã vô nghiệp cờ rồi, hầu như không đủ sống. Rồi đã bập vô đánh “độ” rồi thì quên ăn quên ngủ, sức khỏe không đảm bảo. Thiếu thốn đủ đường, từ đó lại sinh ra tiêu cực”. Biết làm gì ngoài đánh cờ độ khi mà ông Vị nói “các kỳ thủ hầu hết học vấn ít, trình độ không có, bỏ cờ cũng chẳng có việc gì mà làm”.

Cuộc sống hiện tại

Ngoài công việc huấn luyện đội cờ tướng thành phố, ông Lê Thiên Vị còn có một thú vui khác khá đặc biệt là sưu tầm các bộ cờ tướng. Hiện tại, ông đang sở hữu hơn 200 bộ cờ tướng.
Bộ cờ đầu tiên ông Lê Thiên Vị sở hữu làm bằng sừng, có từ năm 1967 khi đánh giải trong khu phố. Tuy nhiên, phải tới năm 1993, trong một chuyến công tác tại Thái Lan, vị HLV đội cờ tướng TP.HCM mới bắt đầu sưu tập các bộ cờ tướng từ nhiều nơi khác.

Những ván đấu của Võ Lâm Nhất Sát – Lê Thiên Vị

Đây là những trận đấu được mình sưu tầm và chia sẻ lại. Một số ván cờ hay, đặc sắc và tiêu biểu nhất mời các bạn tham khảo

Bài viết còn tiếp tục cập nhật!

Đăng nhận xét

 
Top